Nội Dung Chính
Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển ngoài các chi phí chỉnh ra thì local charge luôn thay đổi tùy theo nơi mà chúng ta xuất hàng hóa đi. Đối với những cá nhân lần đầu xuất đi thì chi phí này nên làm rõ để tính toán đúng các chi phí local charge hàng xuất khẩu cho một lô hàng để cân đối được lợi nhuận tối đa nhất.
Ở bài viết trước Indochinapost đã chia sẻ ở bài viết về các chi phí local charge hàng nhập khẩu. Ở bài viết này mình sẽ tiếp tục chia sẻ các chi phí local cho lô hàng xuất, một số lưu ý cần biết khi xuất hàng đi mà sẽ ảnh hưởng đến chi phí mà bạn sẽ quan tâm.
Phí local charge hàng xuất khẩu nguyên container
1/ Phí THC ( Terminal Handling Charge )
Phụ phí xếp dỡ tại cảng, đây là khoản phí thu trên mỗi cont hàng để bù đắp lại phần chi phi cho các hoạt động tại cảng như: Xếp dỡ, tập kết container ra cầu tàu,… Khoản phí này được cảng thu thu các hãng tàu, sau đó các hãng tàu sẽ thu lại đối với khách hàng (Cnee và Shipper) với tên phí gọi là THC
Ở Việt Nam Mức phí này sẽ chệch lệch khác nhau tuỳ thuôc và cảng và tuỳ vào loại container.
Ví dụ: Tại cảng Cát Lái thì mức phí THC hàng xuất rất đa dạng, một số hãng tàu thường inc luôn phần chí phi này trong cước cho một số tuyến, còn lại thì chi phí tại năm 2018 được thu cho cont 20 là vào khoản $120 và cont 40 là khoản $180
2/ Phí B/L (Bill of Lading fee) – phí AWB (Airway Bill fee) – Phí chứng từ (Documentation fee).
Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không).
Phần phí bill này thường có chi phí cố định được các hãng tàu hoặc Forwader thu khách hàng, mức phí vào khoản 35 USD.
3/ Phi Seal
Phần chi phí này là là chi phí cho phần niêm phong container khi lô hàng đã được đóng hàng xong và xuất đi. Nhằm đảo bảo trách nhiệm hàng hóa còn nguyên tình trạng đến lúc người nhận hàng mở container. Phần chi phí này giao động vào khoản $10.
4/ Phí Bill Telex Release
Là một loại phí hình thức giao hàng bằng mà không cần nhận bill gốc. Khi khách hàng gửi xuất hàng đi nước ngoài mà toàn bộ chi phí tiền hàng của bên mua đã thanh toán cho bên bán xong thì bên bán sẽ ủy quyền xuất Telex Release để bên nhận hàng có thể lấy hàng mà không cần phải dùng bill gốc.
5. Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) Phụ phí biến động giá nhiên liệu
Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…
– Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu).
– Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á).
6. Phí AMS (Advanced Manifest System fee)
Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…
Mức chi phí này thường thu vào khoảng $25 / Bill of lading.
7. Phí ANB
Phí này tương tự như phí AMS (Áp dụng cho châu Á).
Phí local charge hàng nhập khẩu lẻ
Đối với hàng lẽ sở dĩ là được các đơn vị vận chuyển thu gom hàng rồi đóng lại thành một container để vận chuyển về và giao cho khách hàng. Từ đó mức phí local charge sẽ được tính toán và thu trên đơn vị là CBM bao gồm:
1/ Phí Bill
Chi phí này cho hàng lẻ vẫn được tính như hàng nguyên container. Tuy nhiên tùy vào vào bên đối tác phục vụ cho bạn mà họ có thể tính mức phí này tốt nhất cho bạn hay không ?
Mẫu bill
2/ Phí CFS (Container Freight Station fee)
Phí này là phí được các đơn vị tháo dỡ hàng hoá để đưa vào kho hoặc từ kho đưa vào container. Mức phí này sẽ tuỳ thuộc vào đơn vị vận chuyển để làm với bạn nhưng thường sẽ giao dao động vào khoản $15 đến 17$ hoặc hơn một chút tuỳ vào bạn xuất hàng đi đâu.
3/ Phí THC ( Terminal Handling Charge )
Tương tự hàng container, mức phí này được các kho hàng lẻ tại cảng thu phí để bù cho chi phí sếp dỡ hàng hoá tại kho hàng lẻ
4/ Phí Hun Trùng (Fumi)
Là chi phí dịch vụ chuyên ngành để tác động vào các loại hoàng hóa, bưu kiện có liên qua tới gỗ, các hộp gỗ, kiện gỗ khi gửi hàng đi quốc tế.
Chi phí cho phần hun trùng này thường tính theo shippent vào khoản $10
Nếu bạn có thắc mắc nào cần từ vấn về vận chuyển hàng hóa thì cư liên hệ mình sẽ tư vấn. Nếu thấy bài viết hữu ích thì có thể chia sẻ giúp mình nhé. Xin cảm ơn!