Nội Dung Chính
Vận tải đường biển thế giới và sự lưu thông hàng hoá quốc tế
– Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển có từ thời cổ đại. Chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng hàng hoá nhỏ.
– Thế kỷ 17,18 hàng hoá đã phong phú nhưng vận tải biển mới chỉ chú ý đến những mặt hàng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt.
– Thế kỷ 19 trên các tuyến vận tải khối lượng hàng hoá đã tăng lên. Đặc biệt những năm 40-50 của thế kỷ này hàng loạt các công ty vận tải biển ra đời. 1869 khai thông kênh Suê, 1895 kênh Kiel thúc đẩy vận tải biển phát triển mạnh mẽ.
– Đầu thế kỷ 20 hàng nguyên liệu công nghiệp chiếm 2/3 khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
– Giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới khối lượng hàng vận chuyển tăng chậm.
– Sau chiến tranh thế giới lần 2 vận tải biển và thương mại thế giới phát triển không ngừng.
Đặc điểm nổi bật trong vận tải biển thế giới
+ Phát triển mạnh mẽ về khả năng vận chuyển của đội tàu vận tải biển thế giới.
+ Chuyên môn hoá đội tàu.
+ Khối lượng hàng lỏng tăng nhanh trong cơ cấu hàng vận chuyển.
1.1 Các tuyến vận chuyển hàng khô khối lượng lớn.
Trong lưu thông hàng hoá bằng đường biển hàng khô là một nhóm hàng cơ bản và đã được vận chuyển từ rất lâu. Trong nhóm hàng khô khối lượng lớn đóng vai trò chủ yếu là quặng sắt, than, lương thực, nguyên liệu phân bón. Ngoài ra còn có đường, gỗ cây, sắt cũ,…
1.2 Các tuyến vận chuyển quặng sắt
– Trong các loại hàng khô, quặng có khối lượng lớn vận chuyển bằng đường biển.
– Các nước xuất quặng sắt chủ yếu là: úc, Canada, Thuỷ Điển, ấn Độ, Pháp và một số nước thuộc Nam Mỹ.
– Các tuyến vận chuyển chủ yếu:
+ ở Châu Âu: quặng được xuất từ các nước thuộc bán đảo Scandynavơ, Biển Đen đến các nước nằm trong lục địa. (Anh, ý).
+ ở Bắc Mỹ: quặng được vận chuyển từ các cảng của Canada trên bờ Đại Tây Dương đến các cảng của Mỹ trên Ngũ Hồ, Anh, ý. Các cảng của Mỹ, Canada ở bờ Thái Bình Dương lại xuất quặng sang Nhật.
+ ở Châu á: quặng được xuất từ các cảng phía Tây ấn Độ sang Tây Âu, Nhật, ý và từ Malaixia sang Nhật.
+ Các nước Nam Mỹ cung cấp quặng cho hầu hết các lò luyện thép trên thế giới.
+ ở Châu Phi: các cảng xuất quặng hầu hết ở phía Tây.
+ Nước xuất quặng nhiều nhất là úc chủ yếu xuất sang Nhật.
4.2.2 Các tuyến vận chuyển than đá
Trong số các hàng khô, rời thì than chiếm vị trí quan trọng do sự phát triển của công nghiệp và giao thông vận tải.
Tuỳ theo từng thời kỳ các nước xuất khẩu và nhập khẩu khác nhau. Các tuyến vận chuyển cũng có sự thay đổi.
VD: Trước chiến tranh thế giới thứ 2 nước xuất khẩu than truyền thống là Anh. (Chiếm 50% than xuất khẩu của thế giới). Sau chiến tranh, do khủng hoảng than nên khối lượng xuất than của Anh giảm đi nhiều.
Những năm 1960 sản lượng than xuất của úC tăng lên một cách nhanh chóng.
Hiện nay Mỹ là nước xuất khẩu than bằng đường biển lớn nhất thế giới (40%), thứ 2 là úC, thứ 3 là BaLan. Các nước nhập khẩu than là Phần Lan, Đan Mạch, Pháp, ý, Tây Ban Nha, Đức…
4.2.3 Các tuyến vận chuyển lương thực
Hàng lương thực là một trong những mặt hàng rời lâu đời nhất được vận chuyển bằng đường biển. Lương thực là loại hàng thứ 3 sau quặng và than.
Khối lượng lương thực dao động nhiều theo thời gian do ảnh hưởng của sự buôn bán giữa các nước và thu hoạch của nước xuất khẩu.
Trước đây nước xuất khẩu nhiều nhất là Mỹ, Canada, úC, Achentina. Nhưng trong những năm gần đây Thái Lan, Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn. Với các nước nhập khẩu là CuBa, Philippin, ấn Độ và các nước thuộc Liên Xô cũ,…
4.2.4 Các tuyến vận chuyển nguyên liệu phân bón
– Các tuyến vận chuyển nguyên liệu phân bón:
+ Từ Marốc sang các nước ở Tây Âu (Phốt phát: chiếm khoảng 35% khối lượng hàng)
+ Từ Marốc sang các nước khu vực Địa Trung Hải (28%)
+ Từ Mỹ sang các cảng Tây Âu (30% )
+ Từ Mỹ sang các nước khu vực ĐTH (6%)
+ Từ Mỹ sang Nhật (17%)
– Các tuyến vận chuyển quặng nhôm:
Trên 80% sản lượng khai thác tại úc, Jamaica, Guam. Các nước tiêu thụ nhiều là Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Nhật và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
– Các tuyến vận chuyển quặng Mangan
Sản lượng mangan hầu như tập trung ở 5 nước: Các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, Brazin, Nam Phi, ấn Độ, Tây Phi.
4.3 Các tuyến vận chuyển hàng lỏng
Hàng hoá ở thể lỏng hiện nay chiếm khoảng 50% khối lượng hàng vận chuyển bằng đường biển quan trọng nhất là dầu và sản phẩm dầu với các tuyến thay đổi theo từng thời kỳ.
Trước đây nếu xét về dầu và sản phẩm của nó ta thấy 40% khối lượng dầu của thế giới được khai thác ở vùng Trung Đông. 22% Bắc Mỹ, 15% Liên Xô cũ, 10% ở Châu Nam Mỹ và Châu Phi.
Hiện nay các nước xuất khẩu dầu chủ yếu là vùng Trung Đông với một nửa số dầu xuất sang Châu Âu, 1/5 số dầu của các nước vùng vịnh Péc xích xuất sang Nhật Bản. Ngoài ra các nước phía Bắc và Tây Phi, Canada, Indonexia xuất với khối lượng nhỏ hơn,..
Ngoài dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ còn có các mặt hàng lỏng khác như nước ngọt, lưu huỳnh, dầu thực vật. Nhưng khối lượng không lớn lắm và lẻ tẻ được vận chuyển bằng tàu dầu.
VD: vận chuyển mêtan lỏng chạy chủ yếu trên tuyến từ Vịnh Ba Tư và Bắc Phi sang Anh và Pháp.
4.4 Các tuyến vận chuyển hàng bách hoá
4.4.1 Đặc điểm chung
Gồm nhiều loại hàng thông thường có đặc điểm:
– Được vận chuyển bằng các loại tàu theo các tuyến tàu chợ (liner)
– Hàng bách hoá là những loại hàng có giá trị cao.
– Hàng bách hoá có hình dạng, kích thước, bao gói, tiêu chuyển, yêu cầu bảo quản rất khác nhau.
4.4.2 Các tuyến vận chuyển cố định trên thế giới
– Các tuyến vận chuyển hàng bách hoá trùng hợp với các tuyến vận chuyển cố định (Liner) tập trung chủ yếu ở Tây Âu từ đó toả đi khắp các lục địa trên thế giới chủ yếu là đến vùng kinh tế phát triển. Đặc biệt tới Mỹ, Nhật là những vùng có trung tâm buôn bán lớn.
+ Tuyến Tây Âu – Mỹ – Canada
+ Tuyến Châu Âu – Nam Mỹ
+ Tuyến Châu Âu – Mỹ – Nhật, Indonexia
+ Tuyến Nhật – Mỹ – Canada
+ Tuyến Tây Âu – Châu Phi
+ Tuyến Châu Âu – úc, Niudilân.
+ Tuyến Viễn Đông – Vùng ấn Độ Dương.
-Năm 1966 các tuyến Liner được phân ra vận chuyển container gồm 9 tuyến phát triển nhất là Tây Âu – Bắc Mỹ.
-Từ năm 1970 là các tuyến Container mới mở:
– Tây Âu, Bắc Âu – Mỹ
– Mỹ (Bờ TBD) – Nhật, Philippin, Malai
– úc, Niudilân – Vịnh Mêxicô
– úc, Niudilân – Mỹ, Canada
– Từ năm 1971 tuyến Container Tây Âu – Viễn Đông với sự chuyển tải bằng đường sắt qua được được đưa vào khai thác.
– Cuối năm 1960 xuất hiện phương thức vận chuyển hàng bách hoá theo kiểu tàu chở xà lan. Tuyến phát triển nhất là Bắc Mỹ – Tây Âu, ĐTH, Nhật, úc, Philippin, Indonexia.