Giá cả là một phạm trù rất quan trong trong nền sản xuất hàng hóa. Giá cả là biểu hiện bằng tiền cảu giá trị hàng hóa, là sự thể hiện tổng hợp các quan hệ cung cầu, quan hệ đối tác, quan hệ cạnh tranh….Vì vậy, bạn cần hiểu
1.Cơ sở để xây dựng giá cả
Việc định giá xuất khẩu thường bị tác động bởi các yếu tố:
– Sự chấp nhận giá của khách hàng
– Bản chất của sản phẩm
– Đồng tiền sử dụng trong thanh toán, sự biến động tỷ giá.
– Trách nhiệm của các bên qua các điều kiện thương mại quốc tế FOB, CIF, CIP,…
2.Quy trình xây dựng giá cả
Bước 1: Chọn mục tiêu định giá
Bước 2: Xác định nhu cầu của thị trường
Bước 3: Xác định chi phí
Bước 4: Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh
Bước 5: Chọn kỹ thuật định giá
Bước 6: Xác định giá cuối cùng cho sản phẩm
Lựa chọn mục tiêu định giá có thể sẽ là: tồn tại; hoặc tối đa hóa lợi nhuận; hoặc dẫn đầu về chỉ tiêu thị phần; hoặc dẫn đầu về chỉ tiêu chất lượng.
Sự thay đổi của cầu qua giá được thể hiện qua độ co dãn của đường cầu theo giá của hàng hóa. Xác định chi phí cấu thành giá cả hàng hóa. Nếu chi phí của mình quá cao so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ rơi vào thế bất lợi và ngược lại.
Phân tích giá cả và chất lượng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh để có sự thay đổi giá, tạo thế cạnh tranh có lợi. Nhưng trong kinh doanh chúng ta cũng phải ý thức được sự thya đổi giá cả của đối thủ cạnh tranh để có các biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Khi lựa chọn kĩ thuật định giá, các doanh nghiệp có thể định giá trên chi phí kinh doanh, hoặc định giá trên cơ sở chi phí cộng thêm.hoặc phân tích điểm hòa vốn và định giá theo lợi nhuận; hoặc thay đổi chất lượng hàng hóa theo giá đã định; hoặc định giá theo thời gian; hoặc định giá theo sự chấp nhận của người mua.
Khi lựa chọn mức giá tối ưu cuối cùng, các doanh nghiệp nên cân nhắc : mức giá dự kiến phải thống nhất với hệ thống chính sách giá của doanh nghiệp; kiểm tra ảnh hưởng của mức giá dự kiến đến các đối tác (đại lý, nhà bán buôn, người tiêu dùng,..)
3.Kỹ thuật điều chỉnh giá cả
Các doanh nghiệp khi định giá thường điều chỉnh giá cả cho phù hợp với từng loại đối tác. Các điều chỉnh đó thường là: định giá có giảm giá; định giá có phân biệt theo khách hàng, theo thời gian hoặc theo sản phẩm; định giá theo tâm lý; định giá để quảng cáo.
Định giá xuất khẩu thường được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận chi phí sau đó cộng thêm lợi nhuận định mức
Bảng cơ cấu giá hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB, CFR, CIF
1 | Giá thành xí nghiệp của một đơn vị hàng hóa |
2 | Chi phí đóng gói,bao bì, mã kí hiệu |
3 | Chi phí bốc, xếp, vận chuyển hàng hóa trong nhà máy, xí nghiệp |
4 | Chi phí maketing |
5 | Lãi doanh nghiệp |
6 | Chi phí vận chuyển hàng ra cảng |
7 | Chi phí cảng vụ: bốc hàng, thuê kho |
8 | Lệ phí làm thủ tục xuất khẩu: xin giấy phép, làm thủ tục hải quan, kiểm dịch,… |
9 | Chi phí giám định |
10 | Chi phí vận tải đơn |
Giá FOB | |
11 | Chi phí vận tải từ cảng đi tới cảng đến |
12 | Chi phí dỡ hàng tại cảng đến |
13 | Lệ phí cảng đến |
Giá CFR | |
14 | Chi phí bảo hiểm trên đường vận chuyển |
Giá CIF |
Trên đây là ví dụ về cách tính giả cả theo từng điều kiện giao hàng, bạn có thể tham khảo thêm về 11 điều kiện giao hàng trong Incoterms qua bài viết sau.
Khi bạn hiểu rõ được điều kiện giao hàng, bạn sẽ xác định được khung giá cả của hàng hóa, từ khung giá cả đó, bạn sẽ đi vào từng phần giá cả để xác định chính xác số tiền phải trả cho từng loại chi phí.
Vì vậy, thông tin mặt hàng, loại hàng (hàng thông thường hay hàng nguy hiểm,..)số kg, số cont, số kiện, thông tin địa điểm giao hàng, loại hình vận chuyển,… càng cụ thể bao nhiêu thì việc định giá càng chi tiết, dễ dàng và chính xác bấy nhiêu.