Nội Dung Chính
I. Vai trò của quy tắc xuất xứ
Các khu vực thương mại tự do thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng cách cắt giảm thuế đối với những mặt hàng xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế không diễn ra tự động mà còn phụ thuộc vào việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ. Quy tắc xuất xứ (ROO) áp dụng cho hàng nhập khẩu nhằm các mục đích sau:
– Xác định hàng hoá nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thương mại
– Thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá, biện pháp tự vệ…
– Để phục vụ công tác thống kê thương mại
– Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá;
– Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định .
Quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn. Hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên.Từ đó, mức thuế thấp nhất sẽ được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.
Quy tắc xuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là một công cụ chính sách thương mại. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng chi phí mà các doanh nghiệp phải chịu dưới hình thức giấy tờ và chi phí kế toán.
II. Các loại quy tắc xuất xứ phổ biến
1. Quy tắc xuất xứ “Thuần túy” – Wholly Obtained
Xuất xứ thuần túy là sản phẩm được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một nước tham gia hiệp định. Mỗi hiệp đinh thương mại có quy định khác nhau về xuất xứ thuần túy. Hình bên dưới là những quy định điển hình cho các sản phẩm có xuất xứ thuần túy
2. Quy tắc “Hàm lượng giá trị khu vực” – Regional Value Content (RVC)
RVC được áp dụng khi hàng hóa không đáp ứng được quy tắc xuất xứ thuần túy. Nếu sản phẩm đáp ứng được các quy tắc sau đây có thể coi là xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế:
– Các nguyên vật liệu không có xuất xứ phải trải qua một quy trình chế biến/gia công đáng kể
– Đáp ứng yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực. Mỗi hiệp định thương mại khác nhau sẽ có công thức tính hàm lương giá trị khu vực khác nhau:
3. Quy tắc “Chuyển đổi mã HS” – Tariff shift (CC, CTH, CTSH)
Khi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chuyển mã HS thì được xem như có xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế
Quy tắc “Chuyển đổi mã HS” quy định: mã HS của tất cả nguyên vật liệu không có nguồn gốc xuất xứ phải khác mã HS của sản phẩm. Có 3 cấp độ chuyển đổi mã HS.
- Chuyển đổi ở cấp Chương. Mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ phải khác Chương với mã HS của thành phẩm
- Chuyển đổi ở cấp Nhóm. Mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ phải khác Nhóm với mã HS của thành phẩm
- Chuyển đổi ở cấp Phân nhóm. Mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ phải khác Phân nhóm với mã HS của thành phẩm
4. Quy tắc De Minimis (quy tắc không đáng kể)
Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu tỉ lệ nguyên vật liệu không có xuất xứ chiếm tỉ lệ nhỏ không đáng kể so với giá của thành phẩm. Các hiệp định thương mại tự do khác nhau sẽ có quy định khác nhau về tỉ lệ này. Quy định phổ biến nhất là:
– Đối với mặt hàng dệt may, giày da: Các nguyên vật liệu không có xuất xứ có tổng trọng lượng không vượt quá 10% so với trọng lượng hàng hóa hoặc giá trị của chúng không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa.
– Đối với các hàng hóa không phải là hàng dệt may, giày da: Nguyên vật liệu không có xuất xứ có giá trị không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa.
(Trích quy định tỷ lệ không đáng kể trong FTA: Việt Nam – Hàn Quốc.)
5. Quy tắc cộng gộp
Quy tắc này cho phép hàng hóa có xuất xứ từ một nước tham gia hiệp định khi được sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm ở nước cũng tham gia hiệp định thì được coi là có xuất xứ ở nước đó
Ví dụ:
6. Quy tắc vận chuyển trực tiếp
Hàng hóa khi đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, để được hưởng ưu đãi thuế và các ưu đãi khác nếu có thì nó phải tuân thủ quy tắc về vận chuyển trực tiếp giữa các bên tham gia hiệp định. Trong trường hợp hàng hóa phải quá cảnh ở một hoặc nhiều quốc gia ngoài hiệp định thì phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
– Việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu đặc biệt liên quan đến vận tải.
– Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh
– Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công nào khác: Ngoài việc dỡ và bốc xếp lại hoặc những công đoạn cần thiết để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt