Nội Dung Chính
Hợp đồng là chứng từ quan trọng nhất trong mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, mang tính pháp lí khi xảy ra bất kì tranh chấp gì giữa hai bên. Vì vậy hiểu rõ hợp đồng là gì, hiểu rõ những nội dung của hợp đồng ngoại thương là điều vô cùng quan trọng với những ai làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Các khái niệm có liên quan đến nội dung của hợp đồng ngoại thương
Trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về hợp đồng, hợp đồng mua bán, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 394 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 quy định: “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đưa ra khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài. Theo Điều 16 Luật Thương mại Việt Nam 2005, “thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của luật pháp nước ngoài hoặc được luật pháp nước ngoài quy công nhận”. Trng khi đó Điều 1 Công ước Viên 1980 định nghĩa “Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”.
Vấn đề chính trong nội dung hợp đồng ngoại thương
Về chủ thể:
Là nội dung đầu tiên thể hiện trên hợp đồng cần thể hiện rõ ràng chủ thể là người mua và người bán.
– Các thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau
– Các doanh nghiệp Việt Nam và các Doanh nghiệp nước ngoài.
Về đối tượng:
– Hàng hóa dịch vụ có thể chuyển qua biên giớí
– Hàng hóa dịch vụ phải được phép lưu thông TMQT;
Về đồng tiền thanh toán:
– Có thể là ngoại tệ ít nhất đối với một bên ký kết khóa học xuất nhập khẩu
Về nội dung của HĐNT:
– Rất đa dạng, phong phú
– Không được phạm các điều cấm của pháp luật.
Về cơ quan giải quyết tranh chấp:
– Có thể là Tòa án hoặc trọng tài Việt Nam
– Có thể là Tòa án hoặc trọng tài nước ngoài
Phân loại dựa vào nội dung hợp đồng ngoại thương
Nhóm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
– Hợp đồng xuất nhập khẩu (kể cả Hợp đồng mua bán hàng hóa từ khu chế xuất…)
– Hợp đồng tạm nhập, tái xuất.
– Hợp đồng tạm xuất, tái nhập.
– Hợp đồng chuyển khẩu.
Nhóm hợp đồng cung ứng Dịch vụ quốc tế
– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển…;
– Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK ký giữa AIG với Công ty của VN…;
– Hợp đồng cung cấp Dịch vụ quảng cáo thương mại được ký giữa Công ty quảng cáo Omnicom của Mỹ với Công ty Toyota của Nhật Bản, theo đó Công ty Omnicom sẽ thực hiện việc quảng cáo sản phẩm của Công ty Toyota tại Mỹ… học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất
Nhóm hợp đồng ngoại thương khác
– Hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài (được ký giữa 1 Công ty ở Thái Lan đối với một Công ty của Nhật Bản)…
– Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn…) được ký giữa Vinacafe với London FOX (Sở GDHH ở Anh) theo phương thức kỳ hạn…
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa FPT và Tập đoàn đào tạo APTECH và Thames Busines School của Ấn Độ theo đó FPT được nhượng quyền thương mại để thành lập TT đào tạo lập trình viên quốc tế tại VN…
Điều kiện hiệu lực theo nội dung hợp đồng ngoại thương
Điều kiện thứ nhất: Chủ thể HĐNT phải hợp pháp – Nếu là pháp nhân
Theo nội dung hợp đồng ngoại thương, Người ký HĐ phải có thẩm quyền ký :
+ Đại diện theo pháp luật: khóa học kế toán thực hành
Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ DN hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
TGĐ, GĐ hoặc Chủ tịch HĐQT (nếu Điều lệ quy định)
+ Đại diện theo ủy quyền:
Là người được Tổng Giám Đốc, giám đốc ủy quyền
Là chi nhánh (GĐ) nếu được ủy quyền
Người đại diện chỉ được ký kết hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền
Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch hợp đồng biết về phạm vi đại diện của mình.
– Hậu quả của hợp đồng do người không có quyền đại diện ký kết và thực hiện
Điều kiện hiệu lực thứ 2: Nội dung hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp
– Mục đích và ND của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức XH:
+ Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể hợp đồng thực hiện hành vi nhất định học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất
Ví dụ: Điều 70, 71 Luật Thương mại 2005 nêu rõ những nội dung bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
+ Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
– Khi mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Điều kiện hiệu lực thứ 3: Hình thức hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp
Bên cạnh việc chú ý đến nội dung hợp đồng ngoại thương, cần tìm hiểu các quan điểm khác nhau về hình thức của hợp đồng ngoại thương:
Quan điểm thứ nhất: hợp đồng ngoại thương có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hay bằng bất kỳ hình thức nào khác do các bên tự do thoả thuận ( Anh, Pháp Mỹ… )
Quan điểm thứ hai: Hợp đồng ngoại thương phải được ký kết dưới hình thức văn bản ( Việt Nam, TQ…)
Trên đây là sơ lược về nội dung hợp đồng ngoại thương, mong rằng bài viết này của indochinapost.vn sẽ giúp bạn trong công việc. Đừng ngại tìm hiểu thêm về các kiến thức logistics khác để nâng cao hiểu biết về ngành này, hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm!