Nội Dung Chính
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 25/2016/TT – BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm trên cạn thì sản phẩm sữa bột đóng hộp thuộc diện phải kiểm dịch động vật. Áp lệnh kiểm dịch theo thông tư này gây rất nhiều phản ứng cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Một sản phẩm có quá nhiều quy chế điều chỉnh và có nhiều thủ tục hành chính kèm theo. Đối với sản phẩm sữa bột không những phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm mà còn phải thực hiện việc kiểm dịch đối với sản phẩm trước khi thông quan.
-
Quy định quốc tế về kiểm dịch đối với sản phẩm sữa.
Theo quy định của Tổ Chức Thú ý Thế giới (OIE) quy định về nội dung chứng nhận kiểm dịch đối với sữa và các sản phẩm sữa trong hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế. Mục đích của quy định này nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người như bệnh lở mồm, long mong, bệnh lao bò…Theo đó Cục thú y hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thú y cho từng lô hàng xuất khẩu.
Ủy Ban Tiêu Chuẩn Thực Phẩm quốc tế (CODEX) về sữa và các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ động vật phải thực hiện kiểm dịch trước khi đưa sản phẩm ra khỏi vùng, lãnh thổ.
-
Quy định của Việt Nam về việc kiểm dịch sản phẩm sữa bột nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư 25/2016/TT – BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm trên cạn thì sữa và tất cả các sản phẩm từ sữa đều phải thực hiện kiểm dịch trước khi cho hàng thông quan. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm có:
– Đơn xin kiểm dịch sản phẩm.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (Bản sao có chứng thực).
– Giấy xác nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm do Cục an toàn thực phẩm cấp.
– Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22 000 (Nếu có).
– Giấy chứng nhận kiểm dịch của lô hàng đầu nước xuất khẩu cấp: Giấy này chứng nhận sản phẩm không lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang cho người khi sửa dụng sữa và các sản phẩm từ sữa.
Việc kiểm dịch sản phẩm được thực hiện tại cơ quan thú y nơi cửa khẩu thông quan sản phẩm. Kiểm tra các chỉ tiêu về cảm quan như màu sắc, mùi vị; Các chỉ tiêu vi sinh vật có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người như: Enterobacteriacea, Staphylococcus, Salmonella, Listeria…
Quy định này góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phục vụ cho việc ăn trực tiếp vào cơ thể. Tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nâng cao ý thức của nhà nhập khẩu về chất lượng hàng hóa khi lựa chọn sản phẩm nhập về phân phối tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng được xem như một rào cản thương mại cho các nhà nhập khẩu Việt Nam cũng như các nhà đầu tư khi thực hiện triển khai dự án thực phẩm liên quan đến sữa và các sản phẩm từ sữa. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhập khẩu trực tiếp được sản phẩm sữa từ nhà máy sản xuất mà lấy lại từ các công ty thương mại việc xin Giấy kiểm dịch là một yêu cầu khó đối với những công ty như thế này. Việc xung đột pháp luật và bất đồng về ngôn ngữ dẫn đến tiến độ xin giấy kiểm dịch đầu xuất khẩu cũng rất khó khăn. Nhiều khách hàng đã chia sẻ với Chúng tôi là Chị/anh không thể giải thích nổi cho công ty nước sản xuất loại chứng từ mà đầu cơ quan nhà nước Việt Nam yêu cầu.
Không chỉ khó khăn về phí quốc gia xuất khẩu phía doanh nghiệp Việt Nam cũng rất lúng túng trong việc thực thi quy định này. Một sản phẩm chịu rất nhiều quy chế pháp lý điều chỉnh và còn chị nhiều cơ quan quản lý. Bộ Nông Nghiệp quản lý về kiểm dịch sản phẩm, Bộ công thương chịu trách nhiềm kiểm tra an toàn thực phẩm cho sản phẩm cụ thể đối với sữa và sản phẩm thực phẩm chế biến từ sữa phải thực hiện công bố sữa nhập khẩu. Liên quan đến vấn đề này Tổng Cục Hải Quan (Bộ Tài Chính) đã có công văn gửi Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc thống nhất doanh nghiệp chỉ cần xuất trình một trong hai chứng từ là Giấy xác nhận an toàn thực phẩm hoặc Giấy kiểm dịch là có thể thông quan. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã có công văn phúc đáp không chấp thuận đề xuất này và áp dụng lệnh kiểm dịch cho tất cả các sản phẩm sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.