Đường lên đèo ở khu vực này rất dốc, quanh co, gấp khúc, uốn lượn bên vách núi cao dựng đứng và vực sâu hun hút. Nếu vận chuyển hàng hóa từ Nam ra Bắc, trước khi bén chân đèo Cả phải vượt qua đèo Cổ Mã dài hơn 4km. Lâu lắm tôi mới lại có dịp gặp Lê Chí Nghĩa ở quê để hàn huyên dài như Tết này. Mặc dù làm cùng chung một công ty nhưng chúng tôi rất ít có thời gian ngồi hàn huyên cùng nhau. Tôi làm làm trên phòng văn thư còn Nghĩa làm tài xế vận chuyển xe lạnh tuyến Sài Gòn – Hà Nội. Tôi rất ít gặp được Nghĩa vì từ văn phòng tới bãi đỗ xe cách nhau khá xa, cậu ta cứ đi vận chuyển liên miên, đôi khi gặp được nhau cũng là trong trốc lát. Đối với cả tôi và Nghĩa, làng chài vùng quê Vạn Giã, Vạn Ninh, Khánh Hòa nằn yên bình bên bờ vịnh Vân Phong, ẩn dưới những tán dừa cao vút có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tại nơi ấy, chúng tôi đã lớn lên và trưởng thành. Sáng mồng hai vừa rồi tôi đưa vợ con sang nhà Nghĩa chúc Tết. Lâu lắm rồi chúng tôi không có dịp trò chuyện cởi mở và lâu đến thế. Tôi nghe Nghĩa tâm sự nhiều chuyện về nghề lái xe chạy đường dài, trong đó đặc biệt là chuyện làm hầm đường bộ qua đèo Cả gần quê tôi. Nghĩa cho rằng, đó là niềm vui với cánh lái xe đường dài, là điểm tựa cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong tương lai.
Ở quê tôi, người có thâm niên gắn bó với nghề lái xe chạy tuyến Sài Gòn-Lạng Sơn như Nghĩa chẳng có mấy. Thời gian ở trên đường của Nghĩa nhiều hơn thời gian ở nhà. Thu nhập từ nghề giúp Nghĩa và gia đình có cuộc sống khá ổn định. Thế nhưng, nghề này cũng khá vất vả, có nhiều chuyện vui buồn và cả những trăn trở rất đời. Nghĩa tâm sự rất thật: Nghề của tôi là chở trái cây bằng xe lạnh. Đường càng xấu, thời gian vận chuyển càng tăng, chi phí nhiên liệu dành cho vận chuyển cũng tăng và đương nhiên, giá thành vận chuyển cũng theo đó phát sinh. Đây là điều mà tôi và bất cứ người làm dịch vụ vận tải nào đều không mong muốn. Thế nên, có một công trình giao thông để xe chạy êm thuận, sẽ giúp cho giá thành hàng hóa giảm đi, người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều hơn.
Nghĩa kể, trên tuyến đường Sài Gòn-Lạng Sơn dài gần 2.000km đi qua 3 thành phố lớn và 20 tỉnh dọc chiều dài đất nước (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, TP Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, TP Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn) có vô vàn những điều thú vị đáng nói. Hiện nay, tuyến đường này đã được nâng cấp nhiều đoạn, tài xế đỡ vất vả hơn khi điều khiển phương tiện. Điển hình là đoạn Quảng Nam – Đà Nẵng; Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế; Hà Nam- Hà Nội, Hà Nội – Lạng Sơn. Tuy nhiên, đường đẹp, dễ đi cũng là một khó khăn đối với các tay lái đường trường. Bởi thực tế, ý thức người tham gia giao thông của ta còn rất kém, đường tốt thì lại phóng nhanh, lạng lách và vượt ẩu, nhất là đối tượng điều khiển xe mô tô. Đặc biệt là các đoạn đường gần thành phố, thị xã, khu dân cư, khu đô thị vào thời gian cao điểm buổi sáng đi làm, giờ tan tầm và 21 giờ đêm. Nếu không tập trung, làm chủ tay lái sẽ bị động và trả giá. Có một điều thú vị là, trên tuyến đường gần 2.000km ấy, từ xưa đến nay không lúc nào ngừng công việc tu sửa cầu cống và nâng cấp mặt đường. Ví dụ như hiện nay, việc sửa chữa đường kéo dài ở Nghệ An, Ninh Bình và một vài tỉnh khác. Việc này gây mất nhiều thời gian, nhiên liệu và làm tăng giá thành vận chuyển. Nghĩa cho biết thêm, hiện nay, các lái xe đường dài tuyến Sài Gòn-Lạng Sơn ngán nhất là đi qua đèo cả. Độ nguy hiểm của đèo này chỉ đứng sau đèo Hải Vân trước kia mà thôi.
Mặc dù chẳng làm nghề tài xế như Nghĩa, nhưng đèo Cả thì tôi chẳng lạ vì nó ở rất gần quê chúng tôi. Đèo Cả là tên một dãy núi cao hơn 330m so với mặt nước biển và có QL1 chạy qua. Đây là ranh giới phân chia giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa (cách thành phố Nha Trang 90km và thị xã Tuy Hòa 30km). Đèo cả dài tổng cộng 8km. Nếu đi từ Bắc vào Nam thì vượt đèo cả ở Phú Yên trước. Đường lên đèo ở khu vực này rất dốc, quanh co, gấp khúc, uốn lượn bên vách núi cao dựng đứng và vực sâu hun hút. Nếu đi từ Nam ra Bắc, trước khi bén chân đèo Cả phải vượt qua đèo Cổ Mã dài hơn 4km. Đoạn đèo này tuy không sánh được so với đèo Cả, nhưng cũng là một thử thách với cánh lái xe mới vào nghề. Theo Nghĩa, tuy chưa có sự thống kê chính thức của cơ quan chức năng, nhưng qua phương tiện thông tin đại chúng, thì đèo Cả cũng là một trong nhưng nơi có tỉ lệ và số vụ tai nạn giao thông hằng năm cao so với các địa phương khác trong cả nước. Thế nên, để đảm bảo an toàn khi vượt đèo Cả, mỗi lái xe có một cách riêng. Nhưng với Nghĩa, mỗi lần qua đèo Cả là một lần như người lính chuẩn bị và sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu. Dù thế nào anh cũng dừng xe ở chân đèo 15 phút để kiểm tra tình trạng kỹ thuật, nhất là hệ thống phanh, hệ thống chuyển hướng cũng như việc chằng buộc hàng trên xe. Đó cũng là cách lấy lại cân bằng tâm lý trước khi vượt đèo.
Cuối câu chuyện, Nghĩa chia sẻ chân tình, vài năm nữa thôi, khi hầm đường bộ đèo Cả được khánh thành và đi vào hoạt động sẽ giúp cho các tài xế như Nghĩa đỡ vất vả hơn trong vận chuyển. Đầu năm mới, dù không làm nghề tài xế như Nghĩa, nhưng tôi hiểu rằng, mong muốn của bạn tôi thật ý nghĩa. Mong rằng, mong muốn ấy chóng trở thành sự thật.