Nội Dung Chính
CÁC BƯỚC CẦN THIẾT XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG ƯU ĐÃI PHỔ CẬP (GENERALIZED SYSTEM OF PREFERENCES – GSP) CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Hệ thống ưu đãi phổ cập có tên tiếng Anh là Generalized System of Preferences, viết tắt GSP. Đây là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển cho các nước đang phát triển hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế. GSP được thực hiện trên cơ sở không cần có đi có lại, không phân biệt đối xử. Đây là một thuật ngữ rất quen thuộc với những người trong ngành xuất nhập khẩu, tuy nhiên vẫn còn xa lạ với một số người.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống ưu đãi phổ cập như là một lợi thế cạnh tranh trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng ngoại thương. Để xác định ưu đãi GSP cho hàng hóa, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xác định mã số HS trong Biểu Thuế Xuất Nhập khẩu
Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. Hệ thống này do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành.
Mỗi sản phẩm có một mã HS riêng, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu cho hàng hóa. Mã HS của hàng hóa có thể được tra trực tuyến tại trang web của Hải quan Việt Nam:
https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx
Ghi chú: Danh mục HS 2017 bao gồm 233 tiêu chí sửa đổi so với danh mục HS trước đây. Sửa đổi tập trung tại các ngành nông nghiệp, gỗ, dệt may, máy móc và các lĩnh vực khác.
Bước 2: Xác định sản phẩm xuất khẩu có thuộc phạm vi được ưu đãi
Không phải tất cả các sản phẩm đều được hưởng ưu đãi GSP. Tuỳ theo cơ cấu kinh tế, mỗi nước xác định một danh mục hàng nhập khẩu được giảm, miễn thuế. Danh mục hàng hóa này được xem xét lại theo định kỳ thường là hàng năm. Sau đó được công bố công khai qua báo chí và các Tổ chức xúc tiến thương mại của các nước.Danh mục này được gửi cho các Tổ chức đầu mối về GSP ở các nước dành và hưởng ưu đãi.
Ví dụ: Thị lợn, thịt bò là sản phẩm EU sản xuất nhiều cần bảo hộ. Vì vậy, hai mặt hàng này không thuộc diện hưởng GSP và chịu thuế nhập khẩu rất cao .
Bước 3: Đánh giá mức lợi thế ưu đãi
Cần xác định mức lợi thế ưu đãi (thuế suất ưu đãi) để làm cơ sở đàm phán giá với bên mua hàng. Mức độ ưu đãi thường được tính bằng khoảng cách giữa thuế suất MFN và GSP của nước dành ưu đãi. Sự chênh lệch giữa hai mức thuế chính là mức lợi thế ưu đãi. Mức lợi thế ưu đãi càng lớn thì người xuất khẩu càng có ưu thế cạnh tranh. Mức độ ưu đãi phổ biến đối với sản phẩm được hưởng GSP là được giảm 50% mức thuế MFN.
Ví dụ: Chế độ ưu đãi GSP Scheme của Nhật có 67 mặt hàng được giảm 50% thuế suất so với thuế suất MFN.
Bước 4. Kiểm tra hạn ngạch/giới hạn tối đa, giới hạn cạnh tranh cần thiết và danh mục hàng trưởng thành
Nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn chế đối với một số mặt hàng được hưởng ưu đãi. Đó là hạn ngạch, giới hạn tối đa, giới hạn cạnh tranh cần thiết, danh mục hàng trưởng thành. Danh mục hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch được quy định cụ thể trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
Bước 5. Thực hiện đầy đủ các quy định về xuất xứ
Hàng hoá xuất khẩu phải có xuất xứ Việt Nam, xác định theo các quy định về xuất xứ trong chế độ GSP của nước nhập khẩu. Mỗi nước lại có các quy định về xuất xứ trong chế độ GSP khác nhau.
Ví dụ: Tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm được sử dụng ở các nước như Úc, Canada, Niu-Di-Lân, Mỹ, Bungary,…
Tiêu chuẩn gia công được áp dụng bởi Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Na uy và Thuỵ Sĩ.
Ghi chú: Đây là bước quan trọng nhất. Bước này thể hiện bản chất bên trong, xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu hàng hoá đó.. Điều quan trọng là hàng hoá xuất khẩu phải có xuất xứ Việt Nam thì thuế suất ưu đãi mới được áp dụng cho
Bước 6. Kiểm tra các tiêu chuẩn gửi hàng
Các tiêu chuẩn gửi hàng giúp Hải quan nước cho hưởng GSP bảo đảm nguồn gốc của sản phẩm nhập khẩu.Chúng không bị thay thế, gia công chế biến thêm hoặc buôn bán tại bất kỳ nước thứ ba trung gian nào. Mỗi nước quy định điều kiện về vận tải khác nhau.
Ví dụ: Ca-na-đa, Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Niu-di-lân, Na Uy và Thuỵ Sĩ đều quy định:
– Sản phẩm phải được vận chuyển thẳng mà không đi qua lãnh thổ của một nước khác;
– Nếu sản phẩm đi qua lãnh thổ của nước khác thì phải nằm trong sự kiểm soát của hải quan.Sản phẩm không được mua bán hoặc được sử dụng tại đó.Sản phẩm không trải qua các hoạt động nào khác ngoài xếp,dỡ,bảo quản.
Ghi chú: Hàng có xuất xứ Việt Nam nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn gửi hàng thì không được hưởng ưu đãi.
Bước 7. Chuẩn bị các chứng từ xác nhận
Doanh nghiệp cần có chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng chế độ GSP của nước nhập khẩu.Các chứng từ đó là giấy chứng nhận xuất xứ Form A , chứng từ vận tải..