Nội Dung Chính
Khóa đào tạo thực địa về soạn thảo hợp đồng cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
(Có thể tổ chức tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo yêu cầu)
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu và logistics cũng đang ngày càng phát triển và mở rộng.
Tuy nhiên, sự đa dạng hóa của ngành nghề này cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành khi nghiệp vụ chưa đủ mạnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu hay logistics.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước về nghiệp vụ này, Indochinapost đã triển khai chương trình đào tạo bao hàm 6 khóa học với nội dung như sau:
- Kỹ năng tìm kiếm khách hàng.
- Lập kế hoạch & triển khai marketing online và offline cho doanh nghiệp.
- Đàm phàn và ký kết hợp đồng ngoại thương.
- Vận chuyển hàng hóa chính ngạch và tiểu ngạch (có chuyển phát nhanh)
- Thanh toán quốc tế.
Toàn bộ các nội dung đều được các giảng viên Đại học Ngoại thương và Cán bộ lãnh đạo trong ngành Logistics và xuất nhập khẩu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics giảng dạy. (Tài liệu thực tế với các đơn hàng, đầu bài cụ thể)
Đào tạo kỹ năng soạn thảo hợp đồng cho doanh nghiệp tại Hà Nội và 63 tỉnh thành của Việt Nam.
Khóa học bao gồm những nội dung sau đây:
-
Hợp đồng ngoại thương
- Hợp đồng ngoại thương là gì?
- Theo Công ước Viên năm 1980: Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng ký kết giữa các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
- Theo luật Việt Nam: Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có nghĩa là một bên là thương nhân Việt Nam một bên là thương nhân nước ngoài.
-
Hợp đồng ngoại thương có đặc điểm gì?
- Về chủ thể:
- Hàng hóa
- Đồng tiền tính giá
- Nguồn luật điều chỉnh:
-
- Điều ước quốc tế, công ước, các hiệp định
- Luật quốc gia
- Tập quán thương mại
- Án lệ
-
Hợp đồng ngoại thương có những nội dung gì?
Điều 1: Tên hàng (Article 1: Commodity)
– Tên hàng kèm theo tên thương mại
VD: Cooking oil Neptune (do Kouk sản xuất)
Soy milk Fami (do Vinasoy sản xuất)
– Tên hàng kèm tên khoa học
Đây là mục cần lưu ý đảm bảo độ chính xác nhất.
Do hàng hóa khác tiêu chuẩn, khác chất lượng hoặc nhà sản xuất khác nhau đều có thể dẫn đến nhầm lẫn và sai sót trong khâu giao hàng.
Đặc biệt, sai sót trong tên hàng có thể dẫn đến việc sai biệt áp mã số thuế, gây thiệt hại cho người nhập khẩu.
Phần lớn các phi vụ tranh chấp xảy ra do sai biệt hàng hóa ghi trong hợp đồng và hàng hóa giao thực tế.
Điều 2: Số lượng/ Khối lượng (Article 2: Quantity/ weight)
Tuỳ theo từng thương vụ và đối tượng của hợp đồng mà chọn cách ghi khối lượng/ trọng lượng cho phù hợp.
Trong buôn bán quốc tế người ta thường sử dụng 2 cách chính:
– Cách 1: Ghi phỏng chừng
Tức là ghi có dung sai và kèm theo chi tiết cho biết dung sai được người mua chọn hay người bán chọn (at the seller’s option hay là at the buyer’s option)
– Cách 2: Ghi chính xác
Cách này áp dụng đối với những mặt hàng có sử dụng hệ thống đo lường dân gian để tính toán như con, cái, chiếc, đôi, thùng, kiện, bao.v.v.
Đặc biệt chú ý đến cách ghi dung sai của hàng hóa.
Trong một số trường hợp, để tránh trường hợp hàng tồn kho, doanh nghiệp xuất khẩu thường gửi hết số hàng trong kho,
Điều 3: Chất lượng/ Phẩm chất hàng hoá. (Article 3: Quality/ Specification)
Thông thường trong buôn bán quốc tế người ta thường chọn mộttrong những cách sau đây để thể hiện chất lượng của hàng hoá trong hợp đồng ngoại thương.
- Chất lượng được giao như mẫu:
Khi sử dụng phương pháp này phải có 3 bộ mẫu: một bộ người bán giữ, một bộ người mua giữ và một bộ do người trung gian giữ. Mỗi mẫu phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
+ Mẫu phải là vật đặc trưng cho hàng hoá và không được thay đổi theo thời gian.
+ Mẫu được coi như một phụ kiện của hợp đồng, không được tách rời hợp đồng, do đó mẫu không được tính vào giá trị của hợp đồng (trừ khi mẫu là vật có giá trị cao).
+ Người chấp nhận mẫu phải là người có chuyên môn, kỹ thuật cao, am hiểu về kỹ thuật, về tính năng của hàng hoá (thường là phó giám đốc kỹ thuật hoặc trưởng phòng kỹ thuật).
- Xác định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá
Phương pháp này thường dùng với những hợp đồng mua bán nông sản, hàng rời như xi măng, hoá chất. Phân bón, khoáng sản. Dùng phương pháp này cần phải làm nổi bật những yêu cầu sau:
+ Chất hữu ích (chỉ tiêu chính): Cần phải quy định mức tối thiểu phải đạt là bao nhiêu.
+ Chất vô ích (chỉ tiêu phụ): Phải quy định mức tối đa cho phép
Ví dụ: Chất lượng trong một hợp đồng xuất khẩu cà phê được quy định như sau:
+ Quality: Grade 2
+ Black and broken beans 5.0% Max.
+ Moisture 13.0 % Max
+ Ad mixture 1.0% Max
+ Mould (hạt mục) 0.2% Max
+ Small beans below screen size 13 (5.0mm) not to exceed 10%
- Xác định chất lượng theo hiện trạng thực tế của hàng hoá
- Xác định chất lượng hàng hoá dựa vào bảng thiết kế kỹ thuật hoặc cataloge
Ngoài các phương pháp nêu trên người ta còn sử dụng một phương pháp khác như: dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng, dựa vào phẩm chất tiêu thụ tốt trên thị trường lúc ký hợp đồng … những phương pháp này không phổ biến do vậy chúng ta không đề cập ở đây.
Điều 4: Giá cả (Article 4: Price)
- Đồng tiền tính giá:
Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hoá có thể được tính bằng tiền của nước người bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua hoặc có thể được tính bằng tiền của nước thứ ba.
Người ta thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái, đó là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh, hiện nay nếu sắp xếp theo mức độ chuyển đổi thì những đồng tiền sau đây được sử dụng phổ biến hơn cả: USD, JPY, EUR, GBP.
-
Phương pháp quy định giá
-Đơn giá (unit price)
-Tổng giá (total price)
-Điều kiện cơ sở giao hàng được sử dụng (Incoterms)
-
Phương pháp xác định giá
-Giá cố định (fixed price)
-Giá qui định sau (deferred price)
-Giá có thể xem xét lại (revisable price)
-Giá di động (sliding scale price)
- Tranh chấp liên quan đến việc qui đỊnh giá trong hợp đồng
- Phương pháp xác định giá di động
- Giảm giá
Nguyên nhân: do mua số lượng lớn, thời vụ, hoàn lại hàng trước đó đã mua
-Cách tính toán:+ Giảm giá đơn + Giảm giá kép+ Giảm giá luỹ tiến + Giảm giá tặng thưởng
Điều khoản 5: Giao hàng (Article 5: Shipment/ Delivery)
- Thời hạn giao hàng
-Giao hàng có định kỳ
+ Vào một ngày cố định + + Ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng + Một khoảng thời gian + Một khoảng thời gian nhất định theo sự lựa chọn của người mua
-Giao hàng không định kỳ
– Giao hàng ngay (prompt, immediately, ASAP): phụ thuộc vào thông báo giao hàng chính thức từ người XK
- Quy định địa điểm giao hàng (place of shipment)
- Quy định về phương thức giao hàng
- Thông báo về việc giao nhận hàng hoá (Note of shipment)
Điều 6:Thanh toán (Article 6: Settlement/payment)
- Đồng tiền thanh toán:
Có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng tiền tính giá. Nếu có sự khác biệt thì phải quy đổi trên cơ sở tỉ giá được công bố ở ngân hàng ngoại thương và phải được ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường thì đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá trùng với nhau và là các đồng tiền mạnh.
- Phương thức thanh toán:
Trên thị trường thế giới hiện nay người ta thường áp dụng một số phương thức thanh toán sau đây.
– Thanh toán tiền mặt. :
– Thanh toán chuyển tiền (bằng thư hay bằng điện)
– Thanh toán nhờ thu:
– Thanh toán tín dụng chứng từ.
– Phương thức ghi sổ
Khi lựa chọn các phương thức thanh toán các thương nhân cần xem xét những căn cứ sau đây:
+ Độ an toàn trong thanh toán.
+ Chi phí dịch vụ.
+ Trị giá của lô hàng: Trị giá của lô hàng càng lớn thì rủi ro càng cao.
+ Quan hệ các bên.
Quan hệ truyền thống lâu dài, lâu dài giữ uy tín trong kinh doanh sẽ cho các thương nhân giảm bớt rủi ro trong thanh toán.
- Ngân hàng phục vụ xuất nhập khẩu (Seller’s bank/ Collecting bank/advising bank)
Ghi rõ tên địa chỉ của ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán tiền hàng ( thu hộ tiền, chuyển hộ tiền, giữ hộ tiền,thông báo về kết quả mở L/C và nhận tiền, ngân hàng mở L/C nếu thanh toán bằng L/C) Các bên tham gia hợp cần chú ý cung cấp đầy đủ những chi tiết về ngân hàng này và tài khoản để bảo vệ quyền lợi của mình trong thanh toán.
- Thời hạn thanh toán (Time of payment)
+ Người mua trả tiền trước:
+ Thanh toán ngay:
+ Trả tiền sau:
Điều 7: Chứng từ giao hàng (Article 7: Required documents)
Những chứng từ cần thiết mà người bán bắt buộc phải gửi cho người mua hoặc ngân hàng phục vụ người mua:
– Hối phiếu (Bill of Exchange)
– Vận tải đơn (Bill of Lading/ Airwaybill/ Railwaybill…)
– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packing List)
– Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hoá (Certificate of Quantity/Certificate of Quality).
– Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy) do công ty bảo hiểm cấp (nếu bán hàng theo giá CIF hoặc CIP).
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin – C/O) do cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nước xuất khẩu cấp.
– Giấy chứng nhận kiểm tra, giám định hàng hoá do cơ quan chuyên môn cấp (khi hàng hoá là thực phẩm, thuốc chữa bệnh, máy móc – thiết bị…)
– Giấy phép xuất nhập khẩu…
Điều 8: Bao bì (packing )
– Yêu cầu chất lượng bao bì
+ Quy định chung chung
+ Quy định cụ thể
* Vật liệu làm bao bì
* Hình thức của bao bì
* Kích thước của bao bì
* Số lớp, cách thức cấu tạo
* Đai nẹp bao bì
Điều 9: Điều khoản bảo hàng (warranty)
– Bảo hành: là thời hạn người bán đảm bảo về chất lượng hàng hoá, được coi là thời hạn dành cho người mua phát hiện khuyết tật của hàng hoá
– Thời hạn bảo hành,
– Nội dung bảo hành
– Quyền và nghĩa vụ của các bên
– Phạm vi bảo hành
– Trách nhiệm của người bán
– Các trường hợp không bảo hành
Điều 10: Khiếu nại (claim)
Bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm:
-Hợp đồng thương mại – Biên bản giám định – Giấy chứng nhận chất lượng
-Giấy chứng nhận số lượng – Phiếu đóng gói có xác nhận của một cơ quan giám định được ủy quyền do sự thỏa thuận của các bên (được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tàu đến)
Điều 11: Điều khoản trọng tài (Arbitration)
-Là điều khoản quan trọng được sử dụng trong các hợp đồng trong đó yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ thông qua thủ tục trọng tài.
– Địa điểm trọng tài
– Trình tự tiến hành trọng tài
– Luật dùng để xét xử
– Chấp hành tài quyết