Nội Dung Chính
Vận tải đa phương thức là gì? Lợi ích của hình thức vận tải này như thế nào? Pháp luật quy định ra sao? Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu vận tải ngày càng lớn. Ngành vận tải phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Sự xuất hiện của vận tải đa phương thức nhanh chóng trở thành phương thức vận tải phổ biến, tại sao? Hãy cùng Indochinapost tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này nào
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Combined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
Các phương thức vận tải phổ biến hiện nay gồm vận tải hàng không, vận tải bộ, vận tải đường sắt, vận tải biển. Cần lưu ý, vận tải đa phương thức do 1 người vận tải chịu trách nhiệm trên cơ sở 01 hợp đồng và 1 chứng từ vận tải cho toàn chặng vận chuyển.ên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
Định nghĩa trên được nêu trong công ước của của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế trong một hội nghị tại Geneva ngày 24/8/1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980).
Tiếp đó Ủy ban của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã cùng Phòng thương mại quốc tế (ICC) đưa ra bản quy tắc chung về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD ICC Rules for Multimodal Transport Documents) có hiệu lực từ 1/1/1992.
Công ước Geneva 1980 cũng định nghĩa người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) là “Một người tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt mình kí một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng”.
Tại Việt nam, những vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:
Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam về vận tải đa phương thức là gì? Đơn giản chỉ cần đầy đủ điều kiện sau:
Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP nêu trên. Doanh nghiệp Việt Nam muốn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh VTĐPT quốc tế, phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
VTĐPT phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các phương thức vận tải sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân. Cụ thể lợi ích do VTĐPT mang lại có thể được phân tích như sau:
Với những thông tin cơ bản trên đây, hy cọng mọi người đã hiểu vận tải đa phương thức là gì, cũng như những điều cơ bản liên quan. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa hay quốc tế, hãy liên hệ với chúng tôi. Indochinapost tự hào là đơn vị vận tải chất lượng top đầu cả nước