Nội Dung Chính
Trong hoạt động vận chuyển khâu nào cũng quan trọng, chứng từ nào cũng quan trọng nhưng có một chứng từ chúng ta không thể bỏ qua và có bất kỳ sơ suất nào, đó chính là Vận đơn. Một trong những loại vận đơn phổ biến nhất phải kể đến là vận đơn đường sắt (Railway Bill Of Lading). Cùng indochinapost.vn tìm hiểu vận đơn đường sắt là gì trong bài viết dưới đây nhé!
Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
– Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,
– Cảng xếp hàng,
– Cảng dỡ hàng,
– Tên và địa chỉ người gửi hàng,
– Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)
– Đại lý, bên thông báo chỉ định,
– Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,
– Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,
– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,
– Số bản gốc vận đơn,
– Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý)
Đây là qui định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển,
Vận đơn đường sắt – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Railway Bill Of Lading.
Vận đơn đường sắt là chứng từ hợp pháp do người chuyên chở cung cấp cho người gửi hàng hóa, trong đó nêu chi tiết về chủng loại, số lượng và điểm đến của hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. (Theo Letter of Credit)
Các giấy tờ
Theo hiệp định SMGS, vận đơn đường sắt bao gồm:
– Tờ 1 Bản chính giấy gửi hàng được gửi kèm với hàng hoá đến ga và giao cho chủ nhận.
– Tờ 2 Giấy theo hàng được lập tuỳ theo số lượng đường sắt tham gia chuyên chở, trong đó đường sắt gửi 2 bản, các đường sắt quá cảnh và đường sắt đến, mỗi nơi lưu một bản.
– Tờ 3 Bản sao giấy gởi hàng được giao cho chủ gửi sau khi đường sắt nhận hàng để chở.
– Tờ 4 Giấy giao hàng đi theo hàng đến ga đến và được lưu ở ga đến.
– Tờ 5 Giấy báo tin hàng đến đi theo hàng đến ga và giao cho người nhận.
Trong các giấy tờ trên, bản chính giấy gửi hàng là quan trọng nhất. Bản chính giấy gửi hàng có đóng dấu ngày tháng của ga gửi là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt.
Về hình thức
Vận đơn đường sắt có 2 loại: chở chậm và chở nhanh.
Vận đơn chở chậm màu đen in trên giấy trắng. Vận đơn chở nhanh chữ màu đen in trên giấy trắng có các vạch đỏ rộng 1 cm, ở mép trên và mép dưới cả hai mặt, mặt trước và mặt sau.
Ngôn ngữ
Ngoài tiếng của nước gửi hàng còn phải dịch ra một trong 2 thứ tiếng chính thức của tổ chức OSZD là tiếng Nga hoặc tiếng Trung Quốc. Cụ thể là khi chuyên chở đến Việt Nam, Trung Quốc, Triểu tiền thì dịch ra tiếng Nga hoặc tiếng Trung, khi chuyên chở đến các nước Azerbaijan Belarus, Bungari, hunggari, Karshstan, Gruzia , Latvia, Mondova, Ba Lan, Liên Bang Nga , Rumani, Uzbekistan, Ucraina, Etonia thì dịch ra tiếng Nga
Phần do người gửi hàng ghi
– Tên người gửi, địa chỉ bưu điện.
– Số hợp đồng xuất nhập khẩu.
– Tên ga gửi.
– Những thanh minh đặc biệt của chủ gửi.
– Tên, địa chỉ của người nhận.
– Tên các ga biên giới mà hàng hoá đi qua.
– Tên đường sắt đến và ga đến.
– Tên hàng, kí mã hiệu, số kiện, trọng lượng, loại bao bì của hàng hoá.
– Loại lô hàng.
– Giá trị hàng hoá.
– Các giấy tờ đính kèm.
– Chữ kí của chủ gửi.
Phần do đường sắt ghi
– Loại lô hàng.
– Ghi chép về toa xe.
– Trọng lượng hàng hoá do đường sắt xác định.
– Dấu ngày tháng nhận hàng, của ga đến.
– Dấu niêm phong toa xe.
– Tính toán tiền cước chuyên chở.
– Dấu ngày tháng nhận hàng.
Ngoài vận đơn đường sắt, đi kèm hàng hoá còn có một số giấy tờ, chứng từ khác do hợp đồng quy định hoặc để thực hiện quy chương hải quan và các quy chương khác trên suốt quãng đường đi, như: giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ, tờ khai hải quan, giấy chứng nhận phẩn chất, kiểm dịch, biên lai thu thuế… (Theo Giáo trình Thương vụ Vận tải, NXB Giao thông Vận tải)