dịch vụ xuất nhập khẩu
Nội Dung Chính
Ủy thác nhập khẩu, hình thức nhập khẩu hàng hóa về nước không trực tiếp mà qua đơn vị trung gian. Doanh nghiệp này sẽ uỷ thác cho một doanh nghiệp khác hoặc một công ty dịch vụ thực hiện việc nhập hàng hoá về cho doanh nghiệp mình. Trong trường hợp này, doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán với bên trung gian để giao dịch hàng hoá.
Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Cần lưu ý những gì khi làm? Hãy cùng Indochinapost tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết này nhé
Căn cứ theo điều 3 Nghị định 187/2013, các doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện cho phép theo quy định pháp luật đều có thể xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn vận dụng hình thức uỷ thác. Bởi mặc dù tốn thêm các khoản chi phí nhưng vẫn mang lại nhiều lợi ích.
Doanh nghiệp bạn không (hoặc chưa) có kinh nghiệm về thương mại quốc tế để có thể tự thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên uỷ thác nhập khẩu để tránh các sai sót về hợp đồng, nhầm lẫn về thủ tục hoặc bị lừa đẩy phần chi phí tăng lên.. Chẳng hạn với doanh nghiệp mới thành lập, đội ngũ nhân sự chưa quen làm xuất nhập khẩu, hoặc không biết cách giao tiếp, đàm phán được với người bán hàng đầu nước ngoài.
Cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không ký hợp đồng được với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, muốn nhập khẩu hàng thì có thể ký hợp đồng ủy thác cho công ty dịch vụ XNK để thực hiện việc nhập hàng.
Kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện cấm nhập, hoặc tạm dừng nhập khẩu không. Nếu thuộc diện này, thì thôi khỏi phải mất công ủy quyền làm gì, hàng của bạn không được phép nhập khẩu vào Việt Nam đâu.
Hàng có thuộc diện phải xin giấy phép không? Nếu có, công ty ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải xin giấy phép này. Việc này nên thu xếp càng sớm càng tốt, đừng để hàng về đến cảng mới làm thì đã muộn.
Thông in trên tờ khai uỷ thác, tờ khai hải quan, ngoài tên người uỷ thác nhập khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng hình thức uỷ thác cho phép (căn cứ theo Luật thương mại 2005 và Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài)
Bên cạnh các thủ tục nhập khẩu, bạn nên lên kế hoạch cho phù hợp với thời gian và địa điểm cụ thể tránh xảy ra các vấn đề phát sinh vừa mất thời gian vừa tốn chi phí.
Khi có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan nhập khẩu như quy định hiện hành.
Để tránh các trường hợp đó xảy ra, doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ lưỡng về doanh nghiệp được uỷ thác.
Trên đây là những nội dung cơ bản về hình thức ủy thác nhập khẩu hàng hóa. Hy vọng chúng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho quý khách. Trên phương diện này, nếu khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ với Indochinapost. Chúng tôi cung ấp các dịch vụ vận tải, dịch vụ khai hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác chất lượng hàng đầu Việt Nam.