Nội Dung Chính
Kinh doanh online thì việc khách hàng đặt nhưng lại không chịu nhận hàng là một trong những nỗi “đắng cay” rất phổ biến. Nếu vấn đề là ở chất lượng hàng hóa thì bạn có thể hiểu được, tuy nhiên, nếu không vì lí do nào, bạn sẽ vừa tốn công soạn hàng, đóng gói và gửi hàng.
Thật khó cho chủ shop online kiểm soát được việc này nhất là khi bạn thuê ngoài dịch vụ ship hàng. Là một trong những công ty chuyển phát nhanh cung cấp dịch vụ vận chuyển Bắc Nam chuyên nghiệp, Indochinapost Logistics sẽ gợi ý cho bạn những kinh nghiệm từ những khách hàng của chúng tôi cực kỳ hữu ích.
Nếu khách hàng không nhận hàng sau khi kiểm, bạn có thể nhờ shipper gọi điện thoại thông báo cho bạn ngay lúc đó để tìm hiểu được vấn đề. Dù khả năng “cứu vãn” tình thế có thể không cao, nhưng ít nhất bạn sẽ có cơ hội để giải thích cho những trường hợp như khác màu, khác một vài chi tiết, size quá lớn,… Với khả năng bán hàng của bạn thì việc thuyết phục được khách hàng nhận hàng cho những trường hợp này sẽ khá cao.
Có rất nhiều lí do vì sao khách không chịu nhận hàng. Có thể là do khách hàng của bạn không có mặt tại nơi giao ngay lúc giao, chất lượng sản phẩm không tốt, giao hàng chậm,… Bạn nhất định đừng quên tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách không nhận để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Nếu nguyên nhận từ bên giao hàng, bạn hãy ghi nhận lại và khiếu nại cho dịch vụ shipper đang hợp tác để có được giải pháp thích hợp.
Trong trường hợp khách hàng không có mặt tại địa chỉ giao hoặc không liên hệ được, shipper sẽ đưa hàng hóa của bạn về kho của công ty chuyển phát nhanh để lưu hàng và chờ lần giao thứ 2. Lúc này, bạn nên liên hệ ngay với người nhận và cố gắng sắp xếp cuộc hẹn giao chính xác để hàng đến được với người nhận. Đây cũng là lí do vì sao các shop online nên tra cứu vận đơn liên tục để biết được tình trạng đơn hàng và có cách ứng phó phù hợp.
Để hạn chế tối đa việc khách hàng không nhận hàng chỉ vì không thích hoặc lí do không đáng có khi bạn chọn cách ship COD, những chủ shop đầy kinh nghiệm đã chia sẻ những mẹo này: