Nội Dung Chính
Đối với mỗi DN sản xuất, hàng tồn kho luôn là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất và đóng vai trò quan trọn trong việc đảm bảo năng suất DN. Đó là lí do vì sao việc quản trị hàng tồn kho luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người hiện nay. Vậy Quản trị hàng tồn kho là gì? Mục đích đằng sau của hoạt động này. Hãy cùng tìm hiểu điều đó với indochinapost thông qua bài viết dưới đây nhé!!!
Quản trị hàng tồn kho là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi DN sản xuất. Đây là công việc đòi hỏi phải theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như dự đoán được tình hình biến động giá trên thị trường để điều phối lượng hàng tồn kho, đưa ra chính sách lưu trữ phù hợp, giảm thiểu tối đa các rủi ro về hàng tồn kho. Qua đó tiết kiệm được chi phí đầu vào, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm thành phẩm tại mọi thời điểm, tăng năng lực cạnh tranh. Giải pháp quản trị hàng tồn kho tốt phải giải quyết được các bài toán:
Làm thế nào để tối ưu lượng hàng hóa tồn kho
Phải luôn luôn duy trì hàng tồn kho nằm trong mức an toàn, không vượt quá ngưỡng tối thiểu và tối đa
Quyết định khi nào nên nhập thêm nguồn nguyên liệu
Quyết định khi nào cần tăng cường hoặc hạn chế sản xuất để điều chỉnh lượng hàng tồn kho thành phẩm
Đảm bảo đầy đủ lượng hàng tồn kho: Đảm bảo hàng tồn kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất.
Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ. Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định. Không chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận.
Giảm thiểu chi phí và đầu tư: Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm.
Tuy nhiên về góc độ quy trình quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp thì có nhiều vấn đề cần phải xem xét:
Liệu kho hàng có đủ diện tích chứa lượng hàng hóa?
Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị có đủ để đáp ứng lượng nguyên vật liệu/hàng hóa này?
Quan hệ cung – cầu: Liệu nhu cầu thị trường trong thời gian tới có tiêu thụ hết lượng hàng hóa này trước khi chúng hết hạn/lỗi thời không?
Trong trường hợp tồn kho mất nhiều thời gian , phải tính đến các thất thoát và rủi ro. Chi phí để quản lý, bảo quản hàng trong thời gian này?
Việc thanh toán chi phí mua vào nguyên vật liệu cũng cần được ưu tiên. Trong khi đó có thể dùng tiền này để đầu tư, chi trả cho các hoạt động khác, vậy đầu tư nào sẽ có lợi hơn?
An toàn: Lượng dự trữ đầy đủ để quy trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn
Tài chính: Cần giảm đến mức tối thiểu lượng hàng lưu trữ để giảm chi phí kho hàng, giảm số tiền tồn đọng trong hàng tồn kho.
Bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến quản trị hàng tồn kho là gì. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy bình luận bên dưới để chúng mình cùng giải đáp nhé!!!