Nội Dung Chính
Đây là số tiền quý khách phải trả cho công ty dịch vụ để vận chuyển hàng hóa từ sân bay khởi hàng đến sân bay đích. Về cơ bản, giá cước vận chuyển hàng không cũng giống như giá cước vận chuyển trên đường bộ, đường biển hay đường sắt.
Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff).
CÔNG THỨC TÍNH:Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước
Đó là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (chẳng hạn 15usd/kg). Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng. Chẳng hạn, Công ty ASL công bố bảng giá cước vận chuyển hàng không quốc tế tại đây. Ở đây, mức cước có sự thay đổi tùy theo khối lượng hàng, được chia thành các khoảng như sau:
Cách viết tắt thường thấy là: -45, +45, +100, +250, +500kg … 2. Khối lượng tính cước. Câu hỏi tôi thường thấy là: Khối lượng tính cước, hay Chargeable Weight là gì? Cách tính Chargeable Weight trong hàng không như thế nào? Chargeable Weight chính là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn. Nói cách khác, cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:
Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000 Để minh họa cách xác định khối lượng tính cước, tôi lấy ví dụ để bạn dễ hình dung: Ví dụ 1 – Khối lượng thực tế lớn hơn Khối lượng thể tích Công ty tôi muốn nhập khẩu lô hàng gồm 2 kiện, mỗi kiện nặng 50kg và có kích thước là 50 x 40 x 40 (cm). Cách tính như sau:
Khối lượng thực tế lớn hơn nên sẽ được lấy làm khối lượng tính cước: 100kg Ví dụ 2 – Khối lượng thực tế nhỏ hơn Khối lượng thể tích Công ty bạn muốn vận chuyển 5 thùng hàng, mỗi thùng nặng 20kg và có kích thước 70x50x60 (cm). Vậy ta tính như sau:
Do DW lớn hơn AW, nên khối lượng tính cước sẽ lấy theo DW, nghĩa là 175kg Trường hợp lô hàng có nhiều kiện có kích thước khác nhau, bạn tính dung tích từng kiện rồi cộng tổng vào trước khi chia 6000 để tìm DW. Cách tính khối lượng thể tích của các hãng chuyển phát nhanh:Công thức tương tự như trên, chỉ khác phần số chia có thể không phải là 6000. Số chia cụ thể phụ thuộc vào hãng chuyển phát, vùng lãnh thổ… Chẳng hạn tại Việt Nam, hãng DHL dùng công thức sau để tính (chỉ chia 5000) Khối lượng thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao / 5000 Với lô hàng trong ví dụ 2 tôi nêu trên, nếu dùng công thức của DHL, thì khối lượng thể tích bằng 5 x (70 x 50 x 60) / 6000 = 210kg. Kết quả này tăng đáng kể so với 175kg theo cách thông thường mà tôi nêu ở phần đầu. Nghĩa là DHL sẽ thu được nhiều cước phí hơn với lô hàng này, và bạn phải trả nhiều tiền hơn. |