Hồ sơ hải quan tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hoạt động nhập khẩu trong một thời gian ngắn và sau đó lại xuất khẩu. Do vậy, thủ tục cần phải tuân theo quy định chi tiết của cục Hải quan. Indochinapost mời quý khách đọc bài viết dưới đây để nắm bắt và hiểu rõ các bước cơ bản.cũng như giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất được nhanh chóng và đúng quy định.
Hồ sơ hải quan tạm nhập tái xuất
Nội dung Indochinapost cung cấp dưới đây căn cứ vào các quy định ở văn bản pháp lý
– Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
– Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ hải quan tạm nhập
Tùy vào loại hình tạm nhập tái xuất mà hồ sơ tạm nhập sẽ có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy, trước khi làm thủ tục hàng hóa tạm nhập tái xuất quý khách cần phải xác định chính xác nhu cầu cần tạm nhập để có thể chuẩn bị các loại giấy tờ, chứng từ cho phù hợp với từng loại hình đó. Nhưng về cơ bản, một bộ hồ sơ thủ tục tạm nhập bao gồm những loại giấy tờ sau:
Tờ khai hàng hóa
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu.(theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
|
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp. Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
- Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
-
- Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
|
Vận đơn
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt,.vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (.trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;
|
Giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần; |
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ:.01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
- Hàng hoá có xuất xứ từ nước/nhóm nước.có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
- Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
- Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá,.thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
- Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật.Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
>> Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
|
Một số giấy tờ khác
- Hợp đồng mua bán/sửa chữa/bảo hành/tái chế,… hàng hoá nhập khẩu: 01 bản chụp;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:
-
- Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
- Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.
Một số lưu ý về tạm nhập tái xuất
Hồ sơ hải quan tái xuất hàng hóa tạm nhập
Tờ khai hàng hóa
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC;
|
Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương
|
Giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc. 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần; |
Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra
|
Một số lưu ý
- Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan tạm nhập, người khai hải quan thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.thì khi làm thủ tục hải quan tái xuất, việc khai hải quan cũng được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy (.theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ).
- Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập,.số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
- Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần. Một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất sẽ kiểm tra thông tin về tờ khai tạm nhập trên Hệ thống. Dựa vào đó để làm thủ tục tái xuất.
- Trường hợp khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập. Khai trên ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Quy định, thủ tục tạm nhập tái xuất
Trình tự thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất
Bước 1: Thực hiện thủ tục khai báo hải quan, thông quan cho hàng hóa tạm nhập
- Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập). Xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
- Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ. Kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.
Bước 2: Theo dõi và luôn đảm bảo thời gian hàng hóa tạm nhập còn hạn hiệu lực.
Trong trường hợp sắp đến hiệu lực nhưng hàng hóa của quý khách vẫn chưa thể gửi trả. Lúc này, quý khách cần phải làm các thủ tục gia hạn thêm cho tờ khai tạm nhập.
Bước 3: Thực hiện thủ tục hàng hóa tái xuất
- Chuẩn bị hồ sơ hải quan tái xuất
- Phải xác định là đúng loại hàng hóa đã được bạn tạm nhập về
- Đặt lịch tàu hay lịch bay cụ thể để làm thủ tục cho hàng hóa tái xuất. Lấy B/L hoặc AWB khi hàng hóa đã hoàn tất việc tái xuất.
Dịch vụ tại Indochinapost
Ở đây, Indochinapost chúng tôi có cung cấp các dịch vụ
- Vận chuyển hàng hóa đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt
- Chuyển phát nhanh nội thành, nội địa, quốc tế
- Dịch vụ khai báo hải quan, thông quan hàng hóa
- Cho thuê kho bãi: kho lạnh, kho khô, kho mát, kho ngoại quan,…
- Dịch vụ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu, CQ/CO, và các loại giấy phép con xuất khẩu.
Liên hệ ngay với Indochinapost để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
Xem thêm tại:
Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
Hướng dẫn chi tiết tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn
Quy định về tạm nhập tái xuất hàng triển lãm, hội ch