Nội Dung Chính
GỬI HÔ SƠ DU HỌC MỸ cần những gì? Chuẩn bị luôn là một bước quan trọng và cần nhiều thời gian nhất trong quá trình xin visa đi du học Mỹ. Không ít quý phụ huynh và các em học sinh, sinh viên tỏ ra băn khoan lo lắng không biết hồ sơ du học Mỹ cần những gì? Gồm những giấy tờ, thủ tục gì? Đi du học Mỹ cần đáp ứng được những điều kiện gì?…
Hôm nay Indochinapost sẽ giải đáp cho câu hỏi GỬI HÔ SƠ DU HỌC MỸ gồm những gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Để được cấp visa du học Mỹ thành công, bạn phải chứng minh được 03 điều kiện dưới đây:
Chứng minh tài chính là bước rất quan trọng trong quá trình xin visa. Việc bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc học tập và sinh hoạt ở Hoa Kỳ (có thể là từ nguồn học bổng, của cá nhân bạn hoặc của gia đình tài trợ cho bạn). Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp.
Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải chứng minh rằng người tài trợ cho bạn có khả năng chi trả cho việc học và ăn ở của bạn. Cơ hội của bạn sẽ cao hơn nếu sự tài trợ là của cha mẹ. Nếu là người khác không phải cha mẹ bạn tài trợ cho bạn, bạn cần giải thích lý do vì sao người đó muốn tài trợ cho bạn.
Do đó, trong hồ sơ du học Mỹ học sinh cần chứng minh được khả năng tài chính của gia đình có thể chi trả được cho việc ăn học của mình trong suốt thời gian học tập tại nước ngoài. Nếu việc chứng minh này hợp lí thì Tổng lãnh sự quán Mỹ và các nước khác sẽ tin rằng bạn sẽ không bỏ học giữa chứng để đi làm ở nước ngoài vì lí do gia đình bạn tại VN không có khả năng chi trả cho bạn (như nhiều trường hợp trước đây đã xảy ra tại nước của họ).
Vì vậy, việc đầu tiên cần chứng minh là số tiền tích lũy hiện có của cha, mẹ bạn trong tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Với sổ tiết kiệm này sẽ chứng minh được cho viên chức LSQ rằng cha, mẹ bạn đã có sự chuẩn bị trước cho kế hoạch học tập của bạn và có khả năng chi trả cho các khoản chi phí ban đầu của bạn.
Số tiền gởi tiết kiệm nên nhiều hơn tổng chi phí ước tính cho 1 hoặc 2 năm du học đầu tiên. Đối với Tổng lãnh sự quán Úc thì sổ tiết kiệm cần phải được gởi trước tối thiểu là 3 tháng. Còn với Tổng lãnh sự quán Anh quốc, New Zealand thì sổ tiết kiệm cần phải được gởi tối thiểu là 6 tháng (nếu bạn đi du học Úc nhưng số tiền tiết kiệm của cha, mẹ bạn không đủ để thanh toán cho các chi phí học tập của bạn trong 2 năm đầu thì bạn có thể xin một chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Nếu có chứng thư này, Tổng lãnh sự quán Úc sẽ chấp nhận).
Từ thu nhập hàng tháng, hay là từ tài sản của cha, mẹ bạn? Bạn nên đính kèm các chứng từ này vào hồ sơ du học Mỹ khi xin visa. Ngoài ra bạn cần chứng minh được các khoản thu nhập hàng tháng của cha, mẹ bạn để qua đó, viên chức Lãnh sự quán thấy rằng cha, mẹ của bạn có khả năng lo cho gia đình chính mình tại VN. Đồng thời, cũng có khoản thu nhập dư ra để lo cho bạn trong thời gian bạn đi du học nước ngoài.
Tại VN, phụ huynh và học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh thu nhập nếu gia đình hiện đang làm nghề tự do hoặc những ngành nghề kinh doanh nhỏ. Vì các viên chức lãnh sự quán, người xét cấp Visa là người nước ngoài. Trong khi mức sống tại VN thì thường thấp hơn ở nước ngoài. Vì thế, dù biết nhưng họ không thể xét hồ sơ của bạn theo thực tế tại VN được. Nếu bạn vẫn chưa tự tin trong việc tự chứng minh tài chính cho kế hoạch học tập của mình, bạn có thể liên hệ với các trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín để được tư vấn miễn phí.
Bạn cần chứng minh mình sẽ quay về VN sau khi học xong. Viên chức lãnh sự sẽ căn cứ vào hồ sơ du học Mỹ, tờ khai, các giấy tờ có liên quan, và kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp để xét điều này.
Đối với du học sinh, viên chức lãnh sự quán Mỹ cần phải nhìn thấy rằng việc bạn xin Visa du học Mỹ không phải là vì lý do tự phát hay bởi vì một lý do nào khác. Bạn cần phải chứng minh mình qua Mỹ là thực sự muốn đến Mỹ học tập. Và quyết định xin đến Mỹ học này là do các em đã có tìm hiểu kỹ về nơi các em dự định đến, chương trình học mà các em đã ghi danh theo học…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh cho viên chức lãnh sự quán thấy rằng bạn hiện có những ràng buộc tại VN khiến cho bạn không thể có lý do nào khác để phải ở lại Mỹ như:
Quan hệ gia đình (không thể bỏ cha, mẹ, gia đình tại VN)
Sau khi học xong sẽ có một tương lai tốt hơn tại VN nếu so với phải ở lại Mỹ
Hoặc khi học xong, bạn sẽ về VN để tiếp quản cơ ngơi của gia đình. Hoặc bạn sẽ có một nghề nghiệp, một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ đón tại Việt Nam.
Hệ thống giáo dục của Mỹ dựa rất nhiều vào các kỳ thi đánh giá chuẩn mực. Nơi mà các học sinh phải có để nộp đơn vào các chương trình học Đại học hoặc sau Đại học. Những kỳ thi này giúp các trường đại học chọn lựa học sinh theo thang bậc.
Hầu hết các học sinh quốc tế từ những nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thống đều phải dự thi TOEFL (Test of English as a Foreign Language). Điểm số đạt được sẽ là bằng chứng để có đủ khả năng tiếng Anh tiếp thu bài giảng. Trong thực tế, 2400 trường Đại học và Cao đẳng ở Bắc Mỹ đều yêu cầu phải có điểm TOEFL. Nó có giá trị trong vòng 2 năm.
Nếu bạn muốn học ngành kinh doanh, kỳ thi GMAT (Graduate Management Administration Test) là điều bắt buộc. Mỗi năm có khoảng 240.000 người (khoảng 90.000 sinh viên quốc tế và 150.000 sinh viên Mỹ) tham dự kỳ thi này. Ít nhất có 1.500 khóa cao học về kinh doanh và quản lý trên thế giới sử dụng kỳ thi này như một phần của quá trình lựa chọn. Kết quả GMAT có giá trị trong 5 năm.
GRE là kỳ thi bắt buộc cho hầu hết các khóa học Đại học ở Mỹ. Trong đó có 3 môn bị loại trừ là Luật, Business và Y). Khoảng 450.000 sinh viên tham dự kỳ thi này hàng năm (150.000 sinh viên quốc tế và 300.000 sinh viên Mỹ). Điểm số GRE có giá trị trong vòng 5 năm.
SAT dành cho học sinh thi vào Đại học. Hầu hết các trường Đại học dựa vào kỳ thi này để lấy học sinh vào học. Mỗi năm có hơn 1.8 triệu học sinh dự kỳ thi này. Kỳ thi SAT bao gồm các môn thi: toán, từ vựng, các kỹ năng và kiến thức đọc. Bởi kỳ thi SAT rất quan trọng để được nhập học Đại học nên rất cần thiết phải ôn luyện để có điểm số cao nhất. Kết quả SAT có giá trị trong 5 năm.
Computer Testing – thi máy TOEFL, GMAT, GRE các kỳ thi tuyển vào các trường Đại học của Mỹ có một bước tiến nhảy vọt từ việc thi bằng giấy sang thi bằng máy.
Có hai loại kiểm tra máy: Computer Based và Computer Adaptice Test (CAT)
Trong loại đầu: Các bài kiểm tra được trình bày như trong bài viết giấy. Ai cũng có câu hỏi như nhau theo một thứ tự đã định và bạn có thể nhảy cóc trong phần thi của mình, trong khi CAT thì khác hẳn. Hình thức của nó tương đối lạ so với thí sinh. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa CAT và thi giấy là cách làm.
Trong kỳ thi giấy, bạn có thể trả lời câu hỏi theo thứ tự. Đôi lúc nhảy cách, thay đổi câu trả lời bằng cách tẩy xóa họăc điền vào ô khác. Trong trong CAT, đề bài sẽ thay đổi căn cứ vào câu trả lời trước đó của bạn. Bạn phải trả lời xong câu hỏi trên màn hình trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo và trả lời xong, bạn không thể quay lại được nữa. Để đánh giá điểm, CAT nhận định độ khó của câu hỏi và đánh giá khả năng của bạn. Sự đánh giá này được quy định theo thang bậc từ 200-800.
Trong phần thi GMAT, phần thi viết cũng thay đổi: giờ đây bạn phải đánh máy vào bài viết của mình chứ không được viết tay nữa. Bởi vậy, nếu bạn không sử dụng máy vi tính và đánh máy chậm, bạn sẽ là người bị thiệt thòi.
Sự thành công của việc chuyển GMA sang thi máy đã dẫn đến việc đột phá của các kỳ thi chuyển sang việc sử dụng máy tính để thi, trong đó có TOEFL. Kỳ thi TOEFL máy đã giúp việc đánh giá khả năng tiếng Anh của học sinh chính xác hơn. Nó đã được giới thiệu tại các nước châu Mỹ, Trung Đông, châu Úc, châu Âu… gần đây trong năm 2001 đã đến với Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Hồng Kông, và Việt Nam… Nơi nào loại hình thi máy đã có, ở đó loại hình kiểm tra bằng giấy bị loại bỏ.
Điểm số 550 hay 600 không còn nữa.
Trong kỳ thi TOEFL máy, điểm số chạy từ 0 đến 300 với 213 là con số cần đạt.
Hàng năm, Kaplan International tổ chức thi định kỳ hai kỳ thi Toefl vào tháng 3 và tháng 8. Kết quả thi này được gần 40 trường Cao đẳng và Đại học của Mỹ chấp nhận.
Các giấy tờ, thủ tục mà các bạn cần phải có cho buổi phỏng vấn xin visa:
Tất cả giấy tờ, quy trình hồ sơ được liệt kê ở trên đều phải photo công chứng để tiến hành gửi hồ sơ xin I-20 (thư nhập học) + điền form online DS-160 (đơn khai báo xin visa) + đặt lịch hẹn phỏng vấn.
Nếu bạn đọc quan tâm, hay còn bất kể thắc mắc nào khác hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín để được tư vấn, và hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể nhé. Bắt đầu từ bài viết này, mình sẽ tiến hành bổ sung những bài viết hướng dẫn chi tiết về thủ tục, quá trình phỏng vấn xin visa du học Mỹ, kinh nghiệm phỏng vấn,… để những ai có nhu cầu tìm hiểu về du học Mỹ tham khảo. Indochinapost Hy vọng mình sẽ được gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo.