Nội Dung Chính
Sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử đang làm thay đổi lối sống, thói quen mua sắm, đặc thù sản xuất kinh doanh và tất yếu đòi hỏi sự đổi mới tiên phong của lĩnh vực logistics, vốn được coi là mắt xích quan trọng nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất với nhau và giữa sản xuất với tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, E-logistics đã ra đời và nhanh chóng lan rộng trên thế giới. Cùng indochinapost.vn tìm hiểu E-logistics là gì và vai trò của E-logistics trong thương mại điện tử.
Trong thương mại điện tử (TMĐT) E-commerce, Logistics là một trong những yếu tố chủ đạo quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong bán lẻ truyền thống, giới hạn bán kính phục vụ thị trường (R) của nhà bán lẻ là nhân tố quyết định đặc điểm khách hàng và các nỗ lực cung ứng dịch vụ thì trong bán lẻ B2C, thị trường được mở rộng không giới hạn. Một khách hàng ở VN có thể đặt mua một chiếc điện thoại hay một lọ nước hoa tại Mỹ qua website của sản phẩm, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời.
Đặc thù của mô hình e-commerce là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi. Các dòng di chuyển hàng hóa lúc này mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên e-logistics có những khác biệt rất lớn với logistics truyền thống, nếu không được tổ chức tốt thì hiệu quả của mô hình này sẽ giảm đáng kể.
Mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu này hết sức quan trọng vì sẽ cho phép tăng năng suất cung ứng, nâng cao tính chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách, nâng cao hiệu quả bán hàng.
Gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho KH hoặc bên chuyển phát, cập nhật thông tin tới KH. Các DN bán lẻ B2C có thể tự tiến hành hoạt động giao hàng nếu có đủ chi phí và kinh nghiệm để xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ giao hàng.
Nhưng các DN nhỏ thì thường thiếu năng lực này nên sẽ phải thuê các dịch vụ giao nhận từ các công ty logistics bên thứ ba.
Khi giao hàng, nhà bán lẻ B2C thường sử dụng một số phương thức giao hàng khác nhau, các phương thức này quyết định số lượng dịch vụ logistics và mức độ tham gia ít hay nhiều của DN vào các giao dịch điện tử.
Buy online, pick-up in-store hay mua hàng online, khách đến lấy hàng tại cửa hàng. Cách này KH đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng.
Đây là phương thức sơ khai nhất của TMĐT và không thuận tiện cho KH. Tuy nhiên các DN không có khả năng cung ứng dịch vụ logistics vẫn có thể sử dụng.
Buy online, ship to store hay mua hàng online, giao hàng tận nhà. Cho phép hàng hóa được giao đến vị trí KH yêu cầu, tạo thuận lợi cho khách nhưng lại làm tăng chi phí và nguồn lực logistics đáng kể.
Lúc này nhà bán lẻ B2C sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng, trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận vận chuyển thì rất khó thực hiện.
Là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển là mô hình rất tối ưu, cho phép DN mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến KH của DN. Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản là hợp tác với nhà cung cấp có khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán.
Sau đó, khi nhận được đơn đặt hàng, đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà cung cấp để thực hiện. Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp từ nhà kho của họ tới KH của DN, và DN chỉ trả phí vận chuyển cho đơn hàng.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi E-logistics là gì. Tìm hiểu ngay những kiến thức khác liên quan tới logistics và để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn còn gì thắc mắc.