Nội Dung Chính
Thông tin về cảng cạn ICD là một trong những điều mà khá nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu quan tâm. Vậy cảng cạn ICD là gì? Tại Việt Nam có những cảng cạn nào nổi bật? Cùng tìm hiểu khái niệm về cảng cạn ICD trong bài viết của indochinapost.vn dưới đây!
Cảng ICD được hiểu là cảng cạn, cảng khô hoặc là cảng nội địa. Cụ thể, ICD trong tiếng Anh là viết tắt của từ Inland Container Depot. Một vài người trong ngành thường gọi Depot cho ngắn gọn.
Có thể nói một cách dễ hiểu hơn, cảng cạn là một bộ phận “mở rộng” của cảng biển, nằm hoàn toàn trong khu vực nội địa đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa. Nhờ cảng cạn ICD mà tình trạng ùn ứ tại cảng biển được giải quyết, giúp việc thông quan diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Thông thường, hàng hóa sẽ được tập trung tại cảng biển chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Tuy nhiên diện tích của cảng biển thường bị giới hạn trong khi hàng hóa có nhu cầu làm dịch vụ thông quan và các dịch vụ liên quan lại rất cao.
Vậy nên, cảng cạn ICD ra đời như một cánh tay nối dài của cảng biển, là một xu thế phát triển tất yếu. Theo đó, các cảng cạn ICD được xây dựng tại khu vực nội địa không giáp biển, diện tích rộng lớn với đầy đủ các dịch vụ đi kèm như lưu trữ, đóng gói, làm thủ tục hải quan,…như cảng biển thực thụ. Nhờ đó cảng cạn ICD sẽ góp phần làm giảm tình trạng ách tắc tại cảng biển. Thay vì chen chúc làm các thủ tục, dịch vụ tại cảng biển, doanh nghiệp có thể tiến hành ngay tại depot để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc vận chuyển. Nói cách khác, cảng cạn sẽ giữ vai trò như điểm tập kết và chuyển tiếp hàng hóa, container cho cảng biển, là nơi thông quan trong nội địa, giúp tăng hiệu quả khai thác của hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics.
Thông thường các cảng cạn ICD sẽ có diện tích rất lớn và bao gồm nhiều khu vực, gắn liền với các chức năng/dịch vụ khác nhau như:
Dưới đây là các dịch vụ thường có trong các cảng cạn ICD tại Việt Nam:
Được đánh giá là mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức và hệ thống xuất nhập khẩu của Việt Nam, tuy nhiên hiện nay nhìn chung thì việc đầu tư, phát triển các cảng cạn vẫn chưa thực sự hiệu quả lắm.
Tại nước ta, phần lớn các cảng cạn tập trung tại khu vực phía Nam, chiếm tầm khoảng 80% khối lượng hàng hóa thông quan, xuất nhập khẩu trên cả nước. Khu vực miền Bắc có một số và ở miền Trung thì hầu như chưa có cảng cạn nào.
Hiện có một số cảng cạn lớn tại Việt Nam đang hoạt động như sau:
Một ICD cần đạt được những yêu cầu kĩ thuật như sau:
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt trong Quyết định số 2223/QĐ-TTg vào tháng 12-2011 (quy hoạch 2223). Đây là quy hoạch chính thức đầu tiên liên quan đến hoạt động của loại hình này nhưng do nhiều nguyên nhân, nó chưa phát huy được vai trò của mình và có thể đánh giá là thất bại.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống cảng biển. Song hiệu quả lại chưa cao khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, một phần do ngành logistics chưa có chiến lược phát triển hợp lý.
Tiềm năng phát triển hệ thống cảng cạn tại Việt Nam là khả quan, nhất là tại 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có khối lượng hàng container thông quan chiếm gần 80% tổng lượng hàng hóa cả nước. Hiện khu vực này có các cảng cạn đang hoạt động là Sotrans, Tanamexco, Phước Long, Transimex, Long Bình, Tân Tạo, Phúc Long, Sóng Thần, Trường Thọ và Biên Hòa. Chức năng chủ yếu là tập kết và chuyển tiếp hàng hóa xuất nhập khẩu cho cảng biển, đồng thời là điểm thông quan nội địa.