Nội Dung Chính
Thư tín dụng không thể thiếu trong các giao dịch quốc tế vì chúng đảm bảo rằng người bán sẽ nhận được thanh toán. Sử dụng thư tín dụng chứng từ cho phép người bán giảm đáng kể rủi ro không thanh toán được đối với hàng hóa đã giao, bằng cách thay thế rủi ro của người mua bằng rủi ro của ngân hàng. Để hiểu hơn về LC, mời bạn xem qua bài viết dưới đây nhé!
LC = Letter of Credit = Thư tín dụng
Người mua/ người bán chọn phương pháp thanh toán bằng LC
Tiếng Anh | Tiếng Việt |
Importer (Buyer) | Người nhập khẩu
Người mua hàng Người yêu cầu mở LC (the applicant) |
Exporter (Seller) | Người xuất khẩu
Người bán hàng Người thụ hưởng (the beneficiary) |
Issuing bank | Ngân hàng Phát hành LC |
Advising bank | Ngân hàng Thông báo LC |
Mục đích của LC
– Trong thương mại quốc tế, những khó khăn người mua hoặc người bán từ 2 nước khác nhau thường gặp phải, kể đến như:
– Thư tín dụng (LC) trong trường hợp này được dùng như một “tấm vé đảm bảo” cho việc mua bán hàng hóa, bảo vệ người mua và người bán trước những khó khăn kể trên.
Bảo vệ người bán | Nếu người mua không thanh toán cho người bán, ngân hàng phát hành LC phải thanh toán cho người bán miễn là người bán đáp ứng tất cả các yêu cầu trong thư. |
Bảo vệ người mua | Nếu người mua trả tiền cho người bán để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và người bán không giao hàng, người mua có thể được thanh toán bằng cách sử dụng LC tương tự như một khoản hoàn lại. |
Ngân hàng không đứng về phía người mua hay người bán và các ngân hàng chỉ giải phóng tiền sau khi người mua hoặc người bán đáp ứng một số điều kiện nhất định:
Người bán phải tin tưởng rằng ngân hàng phát hành thư tín dụng là hợp pháp và ngân hàng sẽ thanh toán theo thỏa thuận. Ngân hàng sẽ chỉ phát hành thư tín dụng nếu ngân hàng tin tưởng rằng người mua có thể thanh toán. Tiền thanh toán sẽ từ nhiều cách:
Để dễ hiểu hơn, Indochinapost ví dụ cho bạn nhé
Một nhà sản xuất (người bán) tại Việt Nam nhận được đơn đặt hàng từ một khách hàng mới (người mua) ở Nhật.
Người bán và người mua ký kết hợp đồng ngoại thương (Commercial Contract). Trong hợp đồng người xuất khẩu và người nhập khẩu phải chấp nhận phương thức thanh toán LC. Ngoài ra hợp đồng cũng quy định rõ các yêu cầu trong LC. Thậm chí, dấu chấm và dấu phẩy cũng phải quy định rõ ràng và thống nhất.
Nhà sản xuất không có cách nào để biết liệu khách hàng này có thể (hoặc sẽ) thanh toán tiền hàng sau khi sản xuất và vận chuyển sản phẩm sang Nhật hay không. Trong trường hợp này:
– Để quản lý rủi ro; người bán sử dụng một thỏa thuận yêu cầu người mua thanh toán bằng thư tín dụng (LC) ngay khi giao hàng.
– Để tiếp tục; người mua cần đăng ký thư tín dụng (LC) tại một ngân hàng ở Nhật (gọi là Ngân hàng Phát hành LC). Người mua cần phải có tiền tại ngân hàng đó hoặc được ngân hàng chấp thuận tài trợ. Hồ sơ bao gồm:
Ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ xem xét, nếu chấp thuận sẽ gởi LC cho ngân hàng thông báo (Advising bank) để gởi cho nhà sản xuất (người bán) tại Việt Nam.
Nhà sản xuất (người bán) tại Việt Nam nhận được thông tin từ ngân hàng thông báo (Advising bank). Sau đó tiến hành kiểm tra các yêu cầu có trong LC; nếu bộ chứng từ đã đầy đủ thì sẽ giao hàng cho người nhập khẩu.
Nhà sản xuất (người bán) tại Việt Nam chuyển bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo (Advising bank) và kèm theo yêu cầu thanh toán.
Sau khi nhận bộ chứng từ, ngân hàng thông báo (Advising bank) phải có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ chưa? Trong thanh toán tín dụng chứng từ thì bộ chứng từ phải tuân thủ UCP (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) và ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits).
Sau đó ngân hàng thông báo (Advising bank) tại VN sẽ chuyển bộ chứng từ của nhà sản xuất tại VN cho ngân hàng phát hành (Issuing bank) để kiểm tra. Sau quá trình kiểm tra thì ngân hàng phát hành (Issuing bank) phải thông báo kết quả kiểm tra đến ngân hàng thông báo (Advising bank):
Trong trường hợp hợp lệ; khi ngân hàng thông báo (Advising bank) đã thanh toán cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng mở LC sẽ tiến hành phát hành thanh toán đến người nhập khẩu.
Tiền sẽ chính thức chuyển vào tài khoản ngân hàng phát hành LC (Issuing bank)
Phí và lệ phí phải trả cho một LC
Có nhiều loại phí và các khoản bồi hoàn liên quan đến LC. Các khoản phí ngân hàng tính có thể bao gồm:
Thư tín dụng làm cho nó có thể giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Chúng là những công cụ quan trọng và hữu ích; nhưng chúng chỉ hoạt động khi bạn hiểu đúng về LC. Một sai sót nhỏ hoặc sự chậm trễ có thể mất tất cả các lợi ích của thư tín dụng. Nếu bạn dựa vào thư tín dụng để nhận thanh toán; hãy đảm bảo rằng bạn:
Xem thêm tại:
Tìm hiểu thế nào là C/O ? Các điều cần chú ý !
Hướng dẫn từ A đến Z về đánh dấu chứng nhận CE
Hướng dẫn đăng ký FDA cho hàng hóa đi Mỹ